Đảng bộ Học viện Nông nghiệp Việt Nam tiền thân là Đảng bộ Trường Đại học Nông Lâm có sứ mạng to lớn lãnh đạo một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và cũng là trung tâm khoa học công nghệ phục vụ cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân của cả nước, một đơn vị “Anh hùng thời kỳ đổi mới” và “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”, trường trọng điểm quốc gia.

Đảng bộ Học viện Nông nghiệp Việt Nam được hình thành từ một chi bộ đầu tiên cùng với việc thành lập trường. Chỉ sau một thời gian ngắn, khi số cán bộ nhân viên và sinh viên tăng nhanh, Đảng bộ đã hình thành với 8 chi bộ, trong đó có 4 chi bộ cán bộ với 79 đảng viên và 4 chi bộ sinh viên với 30 đảng viên. Ban Chấp hành Đảng bộ được chỉ định, lúc đầu gồm 3 đồng chí, sau được bổ sung thêm 4 đồng chí do đồng chí Nguyễn Hồng Minh (tức Đặng Văn Quế) [1] làm Bí thư lâm thời. Ngày 24/3/1957 Đại hội lần thứ I được tiến hành, đã bầu Ban chấp hành gồm 7 đồng chí, đồng chí Đặng Văn Quế được bầu làm Bí thư, các ban của Đảng ủy cũng được thành lập như Ban Tổ chức, Ban Tuyên huấn, Ban Thanh vận và Dân vận để giúp việc cho Ban Chấp hành Đảng bộ.

Khi mới thành lập, Đảng bộ Học viện Đại học Nông nghiệp trực thuộc Đảng bộ 5 trường đại học, sau đó trực thuộc Đảng Đoàn Bộ Nông Lâm, tiếp đến thuộc Đảng Đoàn Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Đảng bộ thành phố Hà Nội và có giai đoạn trực thuộc Đảng bộ huyện Gia Lâm. Hiện nay, Đảng bộ Học viện trực thuộc Đảng bộ Khối các trường đại học và cao đẳng Hà Nội.

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trọng tâm công tác tư tưởng là thực hiện chủ trương “chuyển hướng” của Hội nghị lần thứ 11 của Ban Chấp hành trung ương (Khoá III), tiếp tục thực hiện nhiệm vụ giáo dục – đào tạo trong điều kiện có chiến tranh phá hoại của địch, với tư tưởng chỉ đạo: “Dù khó khăn gian khổ đến đâu, cũng quyết tâm thi đua dạy tốt, học tốt!”[2]. Thập niên 80 và những năm đầu của thập niên 90 của thế kỷ XX, khi tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp, tình hình kinh tế – xã hội của nước ta còn nhiều khó khăn, công tác tư tưởng của Đảng bộ hướng đến mục tiêu kiên định, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và tương lai của đất nước. Toàn Đảng bộ đoàn kết, nỗ lực cao nhất để vượt qua khó khăn, đấu tranh nhằm hạn chế tác động tiêu cực của kinh tế thị trường vào môi trường giáo dục – đào tạo, phê phán quan điểm “thương mại hoá” giáo dục, tập trung mọi nguồn lực để tiếp tục phát triển. Khi đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhiệm vụ công tác tư tưởng của Đảng bộ là tạo được sự đồng thuận và quyết tâm cao, huy động được trí tuệ và nhiệt tình của toàn Học viện để tiếp tục thực hiện cải cách giáo dục nhằm hội nhập thành công để phát triển nhanh và bền vững. Thống nhất về tư tưởng là tiền đề cho thống nhất về ý chí và hành động trong toàn Đảng bộ, tạo sức mạnh để triển khai toàn diện các mặt công tác và hoàn thành mọi nhiệm vụ. Công tác xây dựng Đảng không ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị và năng lực lãnh đạo, về đạo đức, lối sống, bồi dưỡng năng lực chuyên môn và phương pháp công tác. Một số đảng viên sinh hoạt trong Đảng bộ đã trưởng thành và được bầu vào cơ quan lãnh đạo cấp trên, trong đó có đồng chí được bầu vào Thành uỷ Hà Nội, là Đại biểu Quốc hội.

Trải qua 62 năm hình thành và phát triển, Đảng bộ Học viện đã luôn thực hiện tốt vai trò lãnh đạo, xây dựng xây dựng Học viện trở thành một trường trọng điểm Quốc gia và đã tiến hành 29 kỳ đại hội. Các đại hội của Đảng bộ luôn bám sát tình hình, triển khai và tổ chức thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, đáp ứng yêu cầu của đất nước trong từng thời kỳ lịch sử. Mỗi kỳ đại hội là một mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của Đảng bộ Học viện. Đội ngũ cán bộ đảng viên, cán bộ viên chức và sinh viên không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng.

Hiện nay Đảng bộ có 807 đảng viên, sinh hoạt trong 43 chi bộ (trong đó có 09 chi bộ sinh viên), trong đó:

+ Số đảng viên chính thức: 716

+ Số đảng viên dự bị: 91

 

II. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA HỌC VIỆN

Giai đoạn 1Đảng bộ Học viện trong những năm đầu mới thành lập – xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước 1956 – 1975

Đây là thời kỳ mở đầu của quá trình xây dựng Học viện, từng bước khẳng định vị trí hàng đầu của Học viện Đại học Nông nghiệp I trong hệ thống các Học viện thuộc khối nông – lâm – ngư nghiệp.

Khi đế quốc Mỹ đẩy mạnh chiến tranh xâm lược ở miền Nam, đồng thời phát động cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, Đảng bộ lãnh đạo thực hiện chủ trương chuyển hướng của Đảng với nội dung: Tổ chức sơ tán để tiếp tục đào tạo và nghiên cứu khoa học; kết hợp thực hiện nhiệm vụ vừa giảng dạy, học tập vừa phục vụ sản xuất, chiến đấu và phục vụ chiến đấu; động viên cán bộ, sinh viên “xếp bút nghiên lên đường cứu nước”.

Giai đoạn 2:  Đảng bộ Học viện trong thời kỳ cả nước bước vào thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội (1976 – 1986)

Đất nước đã độc lập, thống nhất nhưng còn đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là tình trạng suy thoái dẫn đến khủng hoảng kinh tế – xã hội. Đảng bộ lãnh đạo Học viện từng bước tháo gỡ, vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ đào tạo và góp phần khôi phục phát triển kinh tế của đất nước, tiếp tục khẳng định vị thế của Học viện

Giai đoạn 3 Đảng bộ trong thời kỳ lãnh đạo thực hiện đường lối đổi mới (1986 – 1996)

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, những chủ trương của Đảng uỷ về đào tạo, nghiên cứu khoa học, mở rộng hợp tác quốc tế mang lại kết quả thiết thực đã tạo điều kiện chuẩn bị cho sự phát triển trong thời kỳ tiếp theo

Giai đoạn 4 Đảng bộ Học viện với sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và tăng cường hội nhập quốc tế (1996 –  2014)

Đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hội nhập là đòi hỏi khách quan cho sự phát triển nhanh và bền vững. Nắm bắt xu thế và đòi hỏi khách quan đó, Đảng bộ đã tổ chức xây dựng và hoàn chỉnh chiến lược phát triển Nhà Học viện. Trên cơ sở những định hướng lớn của Chiến lược, các nội dung đổi mới về đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế… được tiến hành có kết quả rõ nét, tiếp tục khẳng định vị thế và thương hiệu của Học viện.

Giai đoạn 5 Đảng bộ Học viện trong điều kiện tự chủ và hội nhập

          Ngay sau khi Đại hội thành công tháng 5/2015 và được Ban Thường vụ Đảng ủy Khối quyết định chuẩn y Ban chấp hành Đảng bộ Học viện khóa XXIX, nhiệm kỳ 2015-2020. Đảng ủy Học viện đã ban hành Quy chế làm việc của Đảng ủy; Quy định chức năng và nhiệm vụ của các Ban; phân công nhiệm vụ các đồng chí Đảng ủy viên; Chương trình hành động toàn khóa nhiệm kỳ 2015-2020.

Cũng ngay từ đầu nhiệm kỳ Đảng ủy yêu cầu các đồng chí Ủy viên BCH Đảng bộ Học viện, các ban của Đảng ủy xây dựng chương trình công tác, kế hoạch hoạt động; theo dõi, lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai các Nghị quyết tới từng Chi bộ đảng được phân công phụ trách, theo dõi. Tại hội nghị Đảng ủy lần 2 và lần 3, Đảng ủy đã tập trung thảo luận, xác định rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân trong thực hiện chương trình, kế hoạch hành động. Các đồng chí đảng ủy viên đã xây dựng kế hoạch công tác và triển khai việc thực hiện các Nghị quyết của Đảng, xây dựng kế hoạch làm việc hàng năm với các Chi bộ được phân công theo dõi, lãnh đạo. Định kỳ từng quý, Đảng uỷ đều nghe các Đảng uỷ viên, các Ban của Đảng uỷ báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.

Ngày 17/6/2015, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 873/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Học viện Nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2015 – 2017. Đảng ủy Học viện đã nhận định đây là hướng đi tất yếu trong thời kỳ mới, đã chủ động nắm bắt cơ hội và thống nhất chủ trương chỉ đạo thực hiện đi đầu trong thí điểm tự chủ. Đảng ủy đã lãnh đạo Học viện triển khai đề xây dựng đề án thí điểm tự chủ với chủ trương khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực để đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, phấn đấu trở thành Đại học nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực theo các chuẩn mực khu vực và quốc tế; đồng thời bảo đảm các đối tượng chính sách, đối tượng thuộc hộ nghèo có cơ hội học tập tại Học viện. Là một trong số ít các trường Đại học công lập chủ động đi đầu trong thực hiện thí điểm tự chủ theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, sau hai năm thực hiện thí điểm, Học viện đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận như: tự

Sau gần 62 năm xây dựng và phát triển, có thể nói đến nay Đảng bộ Học viện Nông nghiệp Việt Nam với đội ngũ cán bộ, đảng viên ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng cùng với đội ngũ các nhà giáo, nhà khoa học có trình độ chuyên môn cao, yêu trường, yêu nghề, đoàn kết, gắn bó với quyết tâm thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ mà Đại hội Đảng bộ lần thứ XXIX nhiệm kỳ 2015-2020 đã đề ra. Học viện đã thực hiện tốt các nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, chuyển giao ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống; góp phần quan trọng cùng với ngành thực hiện tốt/có hiệu quả công cuộc tái cơ cấu kinh tế ngành, xây dựng nông thôn mới và phát triển nông nghiệp nước nhà bền vững.

          Mỗi thời kỳ trải qua đều ghi dấu lại chặng đường lịch sử phát triển, trưởng thành của Đảng bộ Học viện trong sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu khoa học, phục vụ sản xuất và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Những phần thưởng cao quý mà Nhà nước, nhân dân và bạn bè quốc tế trao tặng mãi là niềm tự hào của cán bộ, viên chức và sinh viên, những người đã và đang góp sức cho sự phát triển của Học viện. Với mỗi đảng viên và toàn Đảng bộ, phần thưởng lớn nhất là sự tín nhiệm của các thế hệ cán bộ và sinh viên góp phần xây dựng Đảng bộ ngày càng trong sạch vững mạnh.

Nguồn: Văn phòng Đảng ủy Học viện Đại hoc Nông nghiệp Hà Nội